Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 4 tháng 9, 2023

 Hôm nay nhận được tin bạn Nguyễn Ngọc Trâm (Trâm Ngọc) đã qua đời vào hồi 18h50 ngày 3/9/2023 (Tức 29 Tháng 7 Quý Mão, thô 83 tuổi .

Tuần trước (Ngày 26/8/2023), nhân có Lễ kỷ niệm 70 năm Trường "LSQL Dục tài học hiệu" (1953- 2023), mình có ra dự. Bay từ SG ra HN chuyến đầu tiên. 5g khởi hành . 8 giờ đạ có mặt tại số 2 phố Trần Bình Trọng ( CLB Thăng Long ).  Mình đã nêu nguyện vọng với bạn Nữ Hiếu, là sau tiệc liên hoan sẽ tổ chức 1-2 chuyến xe chở 1 số bạn K5 còn có sức khỏe, đi thăm những thày cô và bạn bè K5 đang đau yếu nằm nhà không thể đến Hội trường tham dự. Bàn tính mãi rút gọn chỉ còn 5 bạn tham gia ( Quang Trung, Trung Hải, Thế Long, Nữ Hiếu và cô Hạnh - vợ Duy Khắc). Và chọn 3 địa chỉ : Bạn Nguyên Hân, bạn Công Lý, bạn Phạm Kiên . (Lý do vì thời gian của tôi rất gấp, phải bay về Tp.HCM ngay tối hôm đó. Thực ra trong danh sách người cần đến thăm hàng đầu, chính là bạn Ngọc Trâm. Nhưng xét nhiều ý kiến, các bạn khuyên tôi chỉ nên gửi lởi hỏi thăm Ngọc Trâm qua con ttrai của bạn ấy má thôi. Tôi biết, Ngọc Trâm từ mấy năm nay đã lâm bệnh rất nặng. Đến nỗi trí nhớ cũng không còn . Có đến thăm bạn ấy cũng không nhận ra ai!!!....Các bạn ngoài HN  thỉnh thoảng có tới nhà thăm Ngọc Trâm, nhưng thường là các bạn nữ .

Hôm nay được tin Ngọc Trâm đã qua đời, Thương tiếc một bạn từng chung lớp với mình thời QL Dục tài học hiện và Khoa XH Đaị học Tổng hợp Hà Nội.... mình lục trong kho lưu trữ tư liệu , tìm bản thảo sau cùng  bài viết của Ngọc Trâm ( Bài này Trân gửi và nói nhờ mình đọc sửa giúp để góp vào tập Hồi ký"Ngược dòng ký ức " của K5  (In tháng 4/2017). Đó là hồi ký CHUYỆN CỦA NGỌC TRÂM ( Trang 398)....

CHUYỆN CỦA NGỌC TRÂM


Tôi là Nguyễn Ngọc Trâm, sinh ngày 29/01/1941. Tôi được tập trung đi Trung Quốc từ hè năm 1953,theo đoàn Thanh Hóa. Đoàn tôi có Minh Kim, Ngô Bè (Loan), Huyền, Dương Chí Trọng… Đến Việt Bắc đoàn sáp nhập với đoàn Hà Nội, ở đó tôi chỉ còn nhớ có chị Bái. Sang Lư Sơn tôi học lớp 4, và khi về Quế Lâm tôi cùng với Tiến Hoàn, Bích Ngân, Lệ Thủy… được nhấc lên lớp 5, lớp của chúng ta. Về nước tôi tiếp tục học ở Thanh Hóa, Chu Văn An. Sau sang học Đại học Bắc Kinh, bị ốm, về học tiếp ở khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội. Ra trường, tôi về công tác tại Viện Ngôn ngữ Uỷ ban Khoa học Xã hội và làm việc liên tục ở đấy đến khi nghỉ hưu 12/2001. 
Những năm đầu ra công tác tôi đã gặp khó khăn lớn về sức khỏe, thậm chí suýt nữa bị cho về nghỉ theo chế độ mất sức. Nhưng rồi mọi chuyện khá hơn. Tôi đã cố gắng nhiều trong công việc. Và điều mà tôi hài lòng hơn cả trong những năm tháng đó là mình đã rất yêu nghề, hết lòng vì công việc và làm việc có hiệu quả. Quyển từ điển tiếng Việt của tập thể phòng Từ điển chúng tôi được nhận giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ năm 2005.

Cũng như các bạn, tôi đã có những năm tháng rất đáng nhớ ở Quế Lâm. Hồi đó, tôi là tổ trưởng của tổ nữ bé, gồm Ngọc Trâm, Nguyệt Ánh, Nữ Hiếu, Lệ Tiến, Dục Tú, Yến Nga, Nguyệt Nga, Minh
Kim, Thanh Bình. Chúng tôi nghịch ngợm chẳng kém gì các bạn nam. Đã từng có những trận quyết chiến với các bạn nam trong lớp (đứng đầu là Nguyên Hân), đuổi bắt nhau quanh sân vận động, vườn hoa trước cửa Hiệu bộ… Và kết thúc là thủ lĩnh Nguyệt Nga bị bắt trói, bị “tra tấn dã man” nhưng nhất quyết không khai. Chúng tôi kết luận: thế là chúng mình vẫn thắng. Làm những việc li kì, tình báo cũng là sở thích của chúng tôi. Vào ngày nghỉ, chúng tôi đã lên núi hái hoa rừng, trèo qua cửa sổ phòng anh Quý cắm vào lọ ở bàn. Cho đến bây giờ tôi vẫn không biết anh Quý có đoán ra “thủ phạm” là chúng tôi không, nhưng anh không nói gì, và chúng tôi lấy làm thích thú về “bí mật” đó. Còn
nghịch ngợm như vậy nên bọn tôi ít quan tâm tới chuyện “ném thư”, “bỏ thư” trong lớp. Tuy nhiên không hiểu sao tôi được bạn tin nên đã từng chuyển thư, nhận thư hộ.

Ở Quế Lâm là những chuỗi ngày vui, nhưng tôi cũng gặp một
chuyện buồn. Hôm đó Phương Dung lớp 4 (Dung và tôi đã cùng học ở
Dục anh Viện, Thanh hóa) khoe: mới nhận được thư bố mẹ, biết tin mẹ
Trâm đã lấy chồng. Tôi choáng váng không tin. Nhưng mẹ Dung đã viết
rõ ràng: “…mẹ đi họp có gặp mẹ và bố dượng của Trâm...” Tôi buồn
khóc, tủi thân. Thế là mẹ đã quên cha, đã không còn yêu thương chị em
tôi nữa…! Rồi chị Quế gặp tôi. Chị đã dỗ dành giải thích nhiều, chị bảo:
“Khi lớn lên em sẽ hiểu mẹ, sẽ biết rằng mẹ bao giờ cũng yêu thương
em”. Và đúng là như vậy. Sau này, khi trưởng thành, lúc đã nhiều tuổi,
lúc vĩnh biệt mẹ, tôi càng thấm thía một điều: Trên đời này chỉ có mẹ là
người yêu thương chị em tôi nhất, mẹ dành cho chúng tôi tất cả, chấp
nhận và tha thứ cho chúng tôi tất cả.
Khi học xong lớp 7 chúng ta được về nước thăm gia đình. Trở
lại sau đợt nghỉ, tất cả các bạn đều vui, chuyện trò ríu rít. Lệ Tiến cũng
kể nhiều chuyện nhưng đặc biệt quan tâm tới tôi hơn. Dần dà bạn ấy kể,
về nước lần này bạn mới biết cha đẻ thực của mình. Cha bạn là ông Bùi
Hải Thiệu, và tên khai sinh của Tiến là Bùi Lý Lệ Lan. Cha mẹ Lệ Tiến
lấy nhau khi hoạt động bên Trung Quốc, rồi ông mất bên đó. Sau này về
nước mẹ Tiến xây dựng với ông Trần Lung, lúc đó Lệ Tiến mới 4 tuổi.
Tiến lớn lên trong gia đình đầm ấm, chỉ biết bố Trần Lung, mẹ Lệ Minh
và mình là Trần Lệ Tiến. Sau khi biết chuyện thực của gia đình mình,
tình cảm của Tiến với mẹ, bố Lung và các em không hề thay đổi. Tiến
yêu thương, trân trọng và tự hào về bố Lung, hiểu được những điều bố

làm đều vì Tiến và chị Lệ Tân của Tiến. Chỉ có trong sâu thẳm, nỗi cô
đơn mất cha đôi lúc trào lên, và chúng tôi lại động viên chia sẻ với nhau.
Một lần, khi tập trung họp đoàn viên khối 10 Chu Văn An, Tiến
chỉ một bạn gái đứng xa xa và hỏi tôi: “Mày thấy đứa kia thế nào?” “Ồ,
xinh quá! - tôi thốt lên. - Không, chính xác là dễ thương, tươi, dịu dàng,
mà dáng lại dong dỏng nữa.” Tiến có vẻ bằng lòng: “Đó là Kim Oanh
tao mới quen. Tao sẽ hẹn nó mai mình đến chơi nhé!” Nhà Oanh ở trong
một ngõ nhỏ phố Thụy Khê. Một căn nhà bé, cũ, đồ đạc sơ sài. Chúng
tôi vào chào bà, rồi rủ nhau ra trèo cây ổi, mặc Oanh đang léo nhéo nói
gì trong bếp. Thấy tôi ngơ ngác về cảnh nhà, Tiến thì thầm kể: “Oanh ở
đây với bà nội. Bố Oanh mất đã lâu, mẹ đi bước nữa, hiện đang ở trên
phố. À, còn ông anh ruột của Oanh thì đã lấy vợ và ở chỗ khác. Ảnh
các nhân vật này Oanh dán hết trên tường ấy.” Trời, tôi sửng sốt quá,
sao lại có chuyện trùng hợp lạ lùng vậy! Không, không hẳn chỉ là sự
trùng hợp, đây còn là “tác phẩm” của Tiến, Tiến đã gắn kết ba đứa với
nhau bằng tình thương và sự nhạy cảm của mình. Chúng tôi đồng cảm
với nhau và nhận nhau là ba chị em từ đó. Tính chị lớn Oanh hiền lành,
cởi mở, dễ thông cảm với mọi người. Chị dễ buồn khóc khi lâu không
nhận được thư ông anh cả (Chu Hảo lớp 6), trách anh đi học xa biền
biệt, nhưng chị không buồn ủ rũ mà vẫn sống hồn nhiên. Cô út Tiến là
người có nhiều sáng kiến nhất cho mọi hoạt động chung. Cô quan tâm
và có nhiều thông tin về các bạn khác, luôn nhiệt tình sôi nổi kiểu Quế
Lâm. Còn tôi là cô hai, được chị và em khen học giỏi, hay được hỏi ý
kiến khi có việc vướng mắc; nhưng với những việc thực tế trong xã hội
tôi thấy mình vẫn “tồ tồ”, cũng kiểu Quế Lâm.
Sau khi Dương Nghiệp Chí đi học Trung Quốc về, Chí và Tiến
vẫn chưa thể cưới nhau. Lệ Tiến làm việc ở Bộ Công an, được đào tạo
và chuẩn bị cho công việc quan trọng và tuyệt mật, đòi hỏi về lí lịch
người thân chặt chẽ hơn bình thường rất nhiều. Tiến rất buồn vì đã
không dung hòa được công việc và gia đình; cuối cùng bạn ấy quyết
định chuyển công tác từ Bộ Công an sang Bộ Lâm nghiệp. Họ cưới
nhau năm 1967, sau gần 10 năm yêu nhau.
Ít lâu sau tôi cũng từ sơ tán về Hà Nội tổ chức cưới. Chồng tôi
là anh Nguyễn Duy Quỳnh, công tác ở phòng tổ chức cán bộ trường
Đại học Tổng hợp. Thời chiến tranh, bạn bè người thân li tán cả, điều
kiện vật chất thực khó khăn. Tôi đã cặm cụi thêu được đôi vỏ gối trắng,
nhưng không tìm đâu mua nổi đôi ruột gối. Biết thế, hôm sau Tiến tháo

hai cái ruột gối của mình mang đến: “Của bọn tao đấy…, dùng tạm mấy
ngày chứ ai lại cưới xin mà bầy hầy quá!” Tôi xúc động, vừa thương
bạn vừa thương mình. Thời xưa của chúng ta là như thế, sống đơn giản
thoải mái, hết lòng vì bạn, chẳng có kiêng khem câu nệ gì.
Rồi nửa năm sau tôi phải về Hà Nội khám vì thai sản không bình
thường. Biết Tiến vừa sinh cháu trai mà không đến thăm được, tôi phải
nhập viện ngay. Nằm ở bệnh viện C, ngoài những nỗi đau cơ thể, còn
phải chứng kiến bao nỗi đau đớn về tình cảm, về chuyện chồng con, về
những bất công mà nhiều phụ nữ nông thôn còn đang phải gánh chịu.
Nguyễn Du quả đã rộng lòng biết bao khi ông than hộ chúng tôi: “Đau
đớn thay phận đàn bà!”.
Vào một đêm khuya lắm, tôi tỉnh dậy vì nghe tiếng ồn ào trong
phòng bệnh. Mấy y tá đang đẩy cáng lướt qua giường tôi. Tiếp đó là
những tiếng trao đổi nhỏ: Bệnh nhân Lan… sốt cao…, sau đẻ một
tuần… Tiếng nói nhỏ dần, và người ta lại đẩy cáng ra khỏi phòng. Thế
rồi tôi tỉnh hẳn. Chả lẽ nào lại thế, …cũng đẻ được một tuần, …còn
tên Lan nữa chứ. Không, chắc không phải, Tiến vẫn dùng tên Trần Lệ
Tiến cơ mà, vả lại thiếu gì người đẻ được một tuần! Tôi cố phản bác lại,
nhưng linh tính vẫn mạnh hơn, rồi tôi thức đến sáng. Hỏi biết bệnh nhân
đêm qua nằm ở phòng cấp cứu, tôi tìm sang. Và tên ghi ở đầu giường rõ
rành rành: Bùi Lý Lệ Lan; điều tôi không mong đã tới.
Đánh thức Tiến dậy, chúng tôi trò chuyện với nhau. Tiến nói
nhiều về thằng bé, chỉ lo sốt thế này mất sữa cho bé bú, lo mọi người
chê không biết nuôi con. Tiến còn khoe, khi đưa vợ vào đây Chí lo lắng
ủ rũ lắm, Tiến đã phải động viên: “Dương Chí, dũng cảm lên!...” Tiến
ngáp nhiều, nhưng cố vươn người nhìn xung quanh, cười: “Tao phải
nằm phòng bệnh nặng thế này… khéo không ngoẻo mày ạ!” Tôi biết
tính Tiến hay đùa nhưng vẫn gạt đi: “Vớ vẩn, chỉ sốt thôi mà. Mày có
mệt không, có đói không?” “Tao chỉ buồn ngủ!” Tiến nói xong mắt đã
díp lại. Tôi để bạn ngủ và hứa tí nữa lại sang. Khoảng hơn 10 giờ Oanh
tới nháy tôi ra (Oanh làm việc ở Bệnh viện Việt Đức ngay cạnh), tôi
chỉ chỗ Tiến cho Oanh và trở về phòng khám. Nửa tiếng sau Oanh hốt
hoảng quay lại, nước mắt lưng tròng: “Trâm ơi, tao gọi mãi mà Tiến
không dậy. Bác sĩ đã biết, họ đang cấp cứu”. Chúng tôi lại chạy sang,
Tiến vẫn không tỉnh. Bác sĩ, y tá đứng đầy phòng. Sau đó Dương Chí,
rồi bác Trần Lung tới. Phòng bệnh được dọn để đưa nhiều loại máy móc
vào. Bác sĩ ra vào rất đông, lúc thăm khám, lúc hội chẩn. Thời gian cứ

nhích dần, và niềm hi vọng của mọi người cũng tàn lụi dần. Nhìn những
bóng áo blue trắng đi lại làm việc tôi đã trông chờ, tôi đặt niềm tin vào
họ biết bao: hãy cứu bạn tôi, hãy nghĩ ra cách gì hiệu nghiệm đi! Nhưng
phép mầu đã không xảy ra. Khoảng 8 giờ tối, máy móc ngừng chạy và
được kéo đi, bác sĩ ra về dần, phòng bệnh trở nên vắng lặng, họ cũng
đưa cả Tiến đi mất rồi. Sau khi gặp bác sĩ, bác Lung quay lại an ủi tôi:
“Họ đã làm hết sức cháu ạ. Tiến bị nhiễm trùng máu sau khi sinh, nếu
phát hiện sớm thì còn có cách. Nhưng trường hợp Tiến đã quá muộn, đã
lên não rồi mới vào viện… Bây giờ bác còn một việc rất khó là nói thế
nào với bác gái và các em Tiến đang ở nơi sơ tán đây!”
Lệ Tiến ra đi ở tuổi 27, để lại đứa con thơ mới mấy ngày tuổi,
để lại nỗi tiếc thương vô cùng tận cho tất cả chúng ta. Cũng như tôi,
chắc nhiều bạn không quên được người bạn gái xinh xắn, nhanh nhẹn
và rất chân tình. Với vẻ ngoài lém lỉnh, sôi nổi, hay hài hước, bên trong
lại chứa đựng một trái tim vị tha, đôi khi mềm yếu nữa: Tiến rất thích
chăm sóc, chiều chuộng người thân, sẵn sàng hi sinh để mang lại hạnh
phúc, niềm vui cho người mình yêu quý. Tạm dừng ở đây câu chuyện
về người bạn của chúng ta, câu chuyện “hậu Quế Lâm”, nhưng lại dính
líu nhiều với Quế Lâm.
Hiện chúng ta cùng đang đi trên đoạn sau của cuộc đời. Mỗi
người trong chúng ta không phải đều hoàn hảo, trơn tru, cũng như cuộc
đời có lúc trong, lúc đục. Đến nay tôi đã thích nghi với cuộc sống của
người hưu trí. Ở tuổi này, tôi chỉ còn ba điều quan tâm. Thứ nhất là công
việc mà mình yêu thích. Đến bây giờ tôi vẫn được làm từ điển, được viết
lách về những từ ngữ gặp được trong tiếng Việt, tất nhiên với cường độ
và tốc độ khác trước. Thứ hai là cuộc sống và sự thành đạt của con trai
tôi. Và thứ ba là các bạn Quế Lâm. Tôi có nhiều bạn quen biết từ nhiều
môi trường sống khác, nhưng bạn Quế Lâm vẫn là nơi chia sẻ niềm vui,
nỗi buồn nhiều hơn cả. Có chuyện gì bận tâm, lo lắng, hay vui vẻ nữa
là tôi tìm gọi ngay và “trút” cho Nguyệt Ánh, Thanh Bình hay Thanh
Mai, Nữ Hiếu,… và lòng lại vơi đi, nhẹ nhàng. Mong sao lâu lâu lại gặp
nhau, cùng hát và nhớ lại một thời đáng nhớ của chúng ta./. Hết

Thứ Tư, 8 tháng 8, 2018

KHI CHÚNG TA CÒN TRẺ

Ngày xưa (cách my mươi năm)
Chúng ta còn "tr" mi ...50 ngoài
Thi gian sc vóc phôi phai
Gp nhau vn tưởng tui 20 còn !
Còn Gii còn nước còn non
Gii còn chưa gọi, ta còn gp nhau !
--------------------
ĐÓN BẠN TRẦN LƯƠNG 
VÀO CHƠI SÀI GÒN


Từ trái qua : Minh Đức, Trần Lương (2 người không biết tên), anh Đức Cung, cô Minh (Thành),
Kim Tuyên, Diệu Huyền, Bình Minh, (không rõ mặt), Anh Lê Nguyên Lợi và Lê Minh Ngọc.





----------------------------------
GẶP NHAU ĐÓN NĂM MỚI
TẠI TRỤ SỞ HỘI NHÀ BÁO Tp.HCM 26/12/1999
( Từ trái sang: Quang Trung, Đỗ Đồng, Nguyệt Nga, Xuân Nguyên, Văn Thuận, Kim Tuyên, Minh Hà, Diệu Huyền)

Thứ Ba, 7 tháng 8, 2018

THÔNG BÁO HỌP MẶT KY NIỆM 65 NĂM THÀNH LẬP TRƯỜNG TNVN (SG12/8/2018)


THÔNG BÁO CỦA BLL 
Trường TNVN/LS.QL (Miền Nam)
-----------------
Nhân dịp Kỷ niệm 65 năm Thành lập Trường (1953-2018)
Thể theo nguyện vọng của thày cô và các bạn,
Chúng ta sẽ tổ chức cuộc liên hoan họp mặt thân mật

Vào ngày CN 12/8/2018
Bắt đầu từ 8 giờ sáng đến 12 giờ trưa (Có ăn trưa)
Tai NHÀ KHÁCH QUẬN ĐỘI C59
Số 18D Đường CỘNG HÒA .
 Q.Tân Bình ( Phía sau Ngân hàng Quân đội).
--------------------------

Xin kính mời các thày cô cựu GV nhà Trường cùng tất cả các bạn cựu HS các khối Lớp thuộc Trường TNVN Lư Sơn-Quế Lâm (1953-1957), đang sinh sống hoặc có mặt tại Tp.HCM và các Tình thành phía Nam về tham dự

Thay mặt BTC : Trần Kháng Chiến

---------------------------------------------

Thứ Tư, 23 tháng 5, 2018

TIN BUỒN: ANH HOÀNG TRỌNG HIỀN ĐÃ TỪ TRẦN


BAN LIÊN LẠC CỰU HỌC SINH TRƯỜNG TNVN LUSON/QUELAM/KHXNN
VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC BÁO TIN
Anh HOÀNG TRỌNG HIỀN
Cựu HS K5 Trường TNVN
Cựu SINH VIÊN HỌC VIỆN NGA NGỮ BẮC KINH
CỰU ĐẠI TÁ CANDVN
Sau một thời gian lâm bệnh hiểm nghèo, mặc dù được các thầy thuốc hết lòng cứu chữa
và gia đình, người thân tận tình chăm sóc, nhưng vì tuổi cao sức yếu không qua khỏi,
ANH ĐÃ TỪ TRẦN HỒI 4g47 SÁNG NGÀY 22/5/2018 TẠI BV 198 BỘ CA (Hà nội)
TANG LỄ ĐƯỢC TỔ CHỨC TỪ 11g – 13g ThỨ 5, ngày 24/5
Tại NHÀ TANG LỄ BV 198 BCA, Phố TRẦN BÌNH (HÀ NỘI)
Anh chị em cựu HS Trường TNVN (1953-1957)
Tập trung tại NHÀ TANG LỄ  BV 198 VÀO HỒI 11g30
ĐỂ VIẾNG ANH HOÀNG TRỌNG HIỀN và CHIA BUỒN CÙNG GIA QUYẾN .


Thứ Năm, 26 tháng 4, 2018

NHỮNG ĐIỀM "GỞ" CỦA CHỮ HÁN GIẢN THỂ ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT?

Nguyên văn Tít đăng trên trang Web ĐẠI KỶ NGUYÊN là :
Những điềm báo của chữ Hán giản thể đã trở thành sự thực, chuẩn xác một cách đáng sợ!

Có người cho rằng, những chữ Hán giản thể giống như là một điềm báo chẳng lành. Vì sao lại nói như vậy? Mời bạn xem tiếp sẽ rõ.
Văn hóa Á Đông không hề đơn giản như bề mặt mà mọi người nhìn thấy. Từng nét lễ nghi, từng bộ trang phục, từng nét chữ đều ẩn chứa những nội hàm vô cùng sâu sắc, và liên hệ mật thiết với từng hơi thở trong cuộc sống của chúng ta.
Có một nét văn hóa mà không thể không nhắc đến, chính là nội hàm thâm sâu của loại chữ viết tượng hình – Chữ Hán. Tuy nhiên, sau khi chữ Hán bị giản lược, thì những nội hàm ấy cũng bị mất đi, thay vào đó là sự lệch lạc, thậm chí biến dị.
Có một cư dân mạng đã liệt kê ra hàng loạt các chữ Hán giản thể. Tác giả đối chiếu những chữ Hán giản thể này với các hiện tượng tai nghe mắt thấy trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Và điều nhìn thấy được khiến người ta không khỏi phải giật mình kinh ngạc!

1. Chữ “Thân” chính thể (người thân)
Chữ “Thân” giản thể , mất chữ “Kiến” 

Thân bất kiến: Người thân không gặp được nhau. Một năm chẳng biết cha mẹ, con cái, người thân được đoàn tụ bao nhiêu lần? Nơi nào cũng thấy lưu lại những cuộc tình chớp nhoáng. Các quý ông, quý bà khinh thường đạo lý, lang chạ khắp nơi. Điều này khiến những người cùng huyết thống cũng chẳng được vui vầy bên nhau.

Khi chữ Thân giản thể. ảnh dẫn theo dulichanhsaomoi.com

2. Chữ “Sản” chính thể (sinh sản)
Chữ “Sản” giản thể , mất chữ “Sinh”

Sản bất Sinh: Đậu thai mà không sinh. Ngày nay các phòng khám tư, phẫu thuật phá thai nơi nào cũng thấy. Ruộng màu thì bị bỏ hoang, mọi người đổ dồn về các khu công nghiệp và thành phố lớn, không cần ngũ cốc chỉ lo kiếm tiền.

3. Chữ “Hương” chính thể (Quê hương)
Chữ “Hương” giản thể , mất chữ “Lang” – những người trẻ

Hương vô Lang: Quê nhà không có người trẻ. Ai nấy đều đổ về thành phố lập nghiệp mưu sinh. Trong thôn làng khó có thể bắt gặp những khuôn mặt trẻ trung. Khắp cả ngôi làng chỉ thấy những người già yếu, trẻ con và người tàn tật. Đây cũng chính là một cảnh tượng thường thấy nhất tại Trung Quốc ngày nay.

4. Chữ “Ái” chính thể (Yêu)
Chữ “Ái” giản thể , mất chữ “Tâm” – trái tim

Ái vô tâm: Yêu không xuất phát từ trái tim. Ngày nay thử hỏi có mấy người còn giữ tấm chân tình son sắt, hay là chỉ quen chạy theo thời thế xô bồ. Đại gia cặp với chân dài. Kẻ ham tiền, người háo sắc, hễ có lợi là trao thân. Tình một đêm, tình sét đánh, tình chớp nhoáng khiến nhà nghỉ mọc lên nhan nhản khắp nơi. Quả là tình yêu không còn sự kết nối thiêng liêng và trách nhiệm suốt cuộc đời như văn hóa Thần truyền xưa kia. 

5. Chữ “Miến” chính thể (Mỳ)
Chữ “Miến” giản thể , mất “bộ Mạch” – Lúa mỳ

Miến không Mạch: Bột mỳ không làm từ lúa mạch, thì làm từ thứ gì, bạn thử đoán xem? Bột mỳ không có mùi lúa mạch, kỳ thực đã trộn lẫn phoóc môn. Đây cũng là tình trạng làm giả thực phẩm, gạo giả… phổ biến trong xã hội ngày nay

Bột mì giả. Ảnh dẫn theo phapluatplus.vn

6. Chữ “Tiến” chính thể (Tiến tới)
Chữ “Tiến” giản thể , mất chữ “Giai” – Tốt

Tiến bất giai: Bước tiếp sẽ không may mắn, mà thành con ếch ngồi trong đáy giếng (Chữ Tỉnh : cái giếng). Sự nghiệp cả đời truy cầu chỉ như mò trăng đáy nước, tiền tài cũng như hái hoa trong gương.

7. Chữ “Ứng” chính thể (Hồi ứng)
Chữ “Ứng” giản thể , mất chữ “Tâm”

Ứng vô tâm. Lời nói gió bay, dẫu hứa hẹn cũng khó thành hiện thật, nói lời lật lọng mà không biết ngượng ngùng. Bởi vậy, trong xã hội ngày nay ‘thành tín’ ngày càng mai một, dường như đã trở thành một thứ gì đó xa xỉ không với tới. Đây cũng là tình trạng xuống dốc, đạo đức suy đồi trong xã hội ngày nay.

Người xưa rất xem trọng chữ Tín, coi lời thề hẹn nặng tựa núi Thái Sơn, lời nói ra là đã được Trời Đất làm chứng, ắt phải thực hiện. Tuy nhiên, nhiều người ngày nay vốn ảnh hưởng bởi học thuyết vô Thần, lừa gạt lật lọng, chỉ hòng đạt được lợi ích cho mình. Thật chẳng đáng buồn lắm sao!

8. Chữ “Thính” chính thể (Nghe)
Chữ “Thính” giản thể , mất chữ “Nhĩ” – tai

Chữ “Thính” (lắng nghe) ở dạng chính thể gồm bộ “Nhĩ” (tai), bộ “Vương ” (vua), chữ “Thập ” (mười), chữ “Mục” (mắt), chữ “Nhất” và chữ “Tâm ”.  Nếu ghép các bộ này vào nhau chúng ta sẽ hiểu được hàm ý mà ông cha ta muốn gửi gắm. Khi lắng nghe một ai đó, chúng ta phải khiến người ấy cảm thấy mình quan trọng như một vị vua (chữ Vương), và lắng nghe bằng đôi tai của mình (bộ Nhĩ). Đồng thời chúng ta còn phải dồn mọi ánh nhìn và sự chú ý tới họ (chữ Thập, chữ Mục). Nhưng như vậy vẫn chưa đủ, điều quan trọng nhất là phải dành trọn trái tim để cảm nhận những điều họ nói (chữ Nhất, Tâm). Chỉ có như vậy chúng ta mới có thể lắng nghe trọn vẹn những thông điệp mà họ muốn truyền tải, mới biết cách thấu hiểu và trân trọng người khác.

Chữ “Thính” giản thể là Thính thiếu Nhĩ: Nghe mà thiếu mất tai. Nó chỉ gồm bộ “Khẩu” (cái miệng) và bộ “Cân” (cái rìu). Đại ý là không phải dùng tai, dùng mắt, hay dùng tâm để lắng nghe như văn hóa truyền thống, mà là nghe bằng miệng, bằng những lời búa rìu sắc nhọn.

Khi chữ “Thính” giản thể. Ảnh dẫn theo twitter.com

9. Chữ “Ưu” chính thể (Ưu tú)
Chữ “Ưu” giản thể , mất chữ “Ưu” – ưu lo

Ưu cần phải Ưu lo: Muốn thành người ưu tú, xuất chúng cần phải biết lo lắng cho đại cục, cho người khác. Bậc hiền tài như vậy trong thiên hạ là khó cầu nhất. Người tài thời nay nghĩ đến vinh hoa, phú quý cho riêng mình hay lợi ích cho muôn dân? Những người nhiều tài lắm tật, e rằng lợi ít hại nhiều. Kiểu người này chỉ khiến con người càng thêm lo sầu.

10. Chữ “Thái” chính thể (Hái)
Chữ Thái giản thể , thiếu bộ Thủ – Cái Tay

Thái vô Thủ: Muốn hưởng mà không muốn động tay ra hái. Ngồi mát ăn bát vàng người người muốn, đục nước béo cò kẻ kẻ cầu. Đây cũng có thể nói là một thực trạng dễ thấy trong xã hội ngày nay. Những cậu ấm cô chiêu, những thế hệ trẻ chỉ biết ‘cúi đầu’ chờ đợi từ sự sắp đặt của cha mẹ mình, chỉ mong cầu hưởng thụ cuộc sống giàu sang mà không biết ra tay làm việc.

11. Chữ “Địch” chính thể (Kẻ địch)
Chữ “Địch” giản thể , thêm bộ “thiệt” -  Cái lưỡi

Tấc lưỡi là kẻ thù rất đáng sợ. Vậy nên mọi người khi nói năng, diễn thuyết phải chú ý. Bách gia tranh minh là cái bẫy. Theo ta thì sống, chống ta thì chết, muốn sống phải nói cùng khẩu khí với ta. Điều này có thể dễ dàng nhìn thấy trong thời Đại cách mạng Văn hóa tại Trung Quốc. Chính phủ trưng cầu ý kiến của giới trí thức, để họ tự do biểu đạt lý tưởng của mình. Sau đó dùng chính những lý luận đó khép họ vào tội phản quốc. Có người thậm chí vì vậy mà mất mạng.

12. Chữ “Bút” chính thể
Chữ “Bút” giản thể

Ngày nay bút không còn thẳng. Con người thường dùng bút cong mà viết sử nên gọi là bẻ cong sử sách. Bút ngay sử thẳng xưa đã có, tới nay sóng gió đã cuốn trôi.

Khi chữ bút giản thể. Ảnh dẫn theo twitter.com

13. Chữ “Tân” chính thể (Quan khách)
Chữ “Tân” giản thể , thiếu chữ Bối –  Bảo bối, thêm chữ “Binh” – Binh lính

Xưa kia khách quý đến nhà mang theo quà quý (- Bảo bối). Chủ nhà bày biện yến tiệc, khoản đãi với tấm lòng thành. Ngày nay binh lính tới nhà (Bộ “Miên” chỉ mái nhà), không chỉ thiếu quà quý, mà còn có binh đao. Từ xưa đã gọi chuyện này là loạn cõi thế gian.

14. Chữ “Miếu” chính thể (Chùa chiền)
Chữ “Miếu” giản thể , thiếu chữ “Triều” – nghi thức bái lạy

Miếu bất Triều: Trong miếu mà không thấy thật tâm tiến hành những nghi lễ bái lạy Thần Phật. Ngày xưa chùa chiền là nơi con người ăn năn sám hối, bởi con người kính cẩn bái lạy Thần Phật, mong tìm được sự thanh thản trong tâm.

Ngày nay, chùa chiền như chiếc áo khoác của những kẻ vô Thần, trở thành thắng cảnh du lịch, thành nơi kiếm chác, trao đổi của kẻ phàm tục. Người mà quỷ thần cũng không sợ, ắt sẽ to gan dám làm càn.

15. Chữ “Võng” chính thể (Lưới)
Chữ “Võng” giản thể , mất bộ Mịch – sợi cước

Lưới không có cước, lưới vô dụng, cá lọt lưới trước mắt như thể trêu ngươi. Pháp luật cũng như một chiếc lưới. Ngày xưa Thiên tử cũng phải chịu tội như thứ dân. Ngày nay quyền thế thay pháp luật một cách vô nguyên tắc, thậm chí có thể lợi dụng quyền thế trong tay mà một tay che cả bầu trời.

16. Chữ “Hậu” chính thể (Đời sau)
Chữ “Hậu” giản thể , thêm chữ nhất , bộ khẩu

Đời sau chỉ được sinh một con, về già cha mẹ ốm đau bệnh tật khó lòng nhờ vả. ‘Kế hoạch hóa gia đình là quốc sách, sinh quá một con gia đình nghiêng ngả’ – Đây là chính sách một con thường thấy ở xã hội Trung Quốc. Bao nhiêu hệ lụy của xã hội, quả thực cũng khiến lòng người âu lo.



Khi chữ Hậu giản thể. 
Ảnh dẫn theo wintechvietnam.com
***

Ở trên chỉ là một số ít ỏi được đưa ra, nhưng cũng đủ để biết rằng cải cách chữ Hán, chữ Hán sau khi bị giản lược thì những nội hàm tinh túy của văn hóa truyền thống cũng bị mất đi, thay vào đó là sự sai lệch, biến dị. Mà điều đáng tiếc hơn cả là, sự suy đồi và trượt dốc trong xã hội, dường như cũng đã và đang diễn ra đúng theo từng sự lệch lạc trong từng chữ Hán giản thể đó.

Vậy nên, có người cho rằng, những chữ Hán giản thể này giống như là một điềm báo chẳng lành vậy!

Quả đúng là:

“Học giả chân chính đứng một bên,
Cải cách chữ Hán mù văn hóa.
Thiên thu vạn đại trò hề diễn,
Duy chỉ điềm báo chẳng hề sai”.

Theo soundofhope.org
Hiểu Mai biên dịch
-------------------------------
Nguồn :  Đại Kỷ Nguyên

Thứ Ba, 24 tháng 4, 2018

XÃ HỘI ĐANG SAO NHỈ? CON NGƯỜI TẠI SAO LẠI VẬY ?

(Bài của Đinh Duy Hòa đăng trên Vietnam.Net)
09/04/2018  03:06 GMT+7 
Câu hỏi này năm ngoái, năm kia đã manh nha trong đầu tôi, đến hôm nay lại đậm hơn rất nhiều.


Từ chuyện ở trường học...
Cuối năm 2016, cả xã hội xôn xao vụ việc tại trường Tiểu học Nam Trung Yên Hà Nội. Xe taxi chở hiệu trưởng nhà trường vào sân trường gây tai nạn cho một cháu học sinh. Tư duy bình thường là nhận lỗi, nhận trách nhiệm, nhưng không.

Trước hết cứ là chối đã rồi tính tiếp. Rồi mới đây, cô giáo phạt trò bằng cách bắt trò uống nước giặt giẻ lau bảng. Khoan nói đến kỹ năng và nghiệp vụ sư phạm mà trước hết cô cũng là một con người. Tình người ở đâu, đạo đức ở đâu khi cô hành xử như vậy?

Rất nhiều người nghĩ như tôi không biết nếu cô giáo đó có con, có cháu mắc khuyết điểm bị buộc uống thứ nước như vậy thì cô nghĩ gì, phản ứng ra sao? Rồi cô giáo 3 tháng liền không nói với trò trong lớp học.

Đinh Duy Hòa,hành hung bác sĩ,bác sĩ,giáo viên,bạo lực học đường,Phan Văn Vĩnh
Một kỷ lục không chỉ của riêng ta, mà có lẽ của cả thế giới. Mà trò cũng lạ, 3 tháng cứ vậy cũng không ai nói năng gì. Đến lúc có trò nói ra thì có vẻ như bị cô lập, vì như vậy đã làm ảnh hưởng đến thành tích của nhà trường khi cấp trên xem xét.

Không thể hiểu nổi. Rồi chuyện cô phạt, bắt trò quỳ thì bố trò đến bắt cô quỳ. Trò đánh thầy, đâm thủng bụng thầy để trả thù. Phụ huynh  vào hẳn trường học hành hung giáo viên... Đấy là chuyện ở trường học.

...Chuyện trong bệnh viện

Trong bệnh viện cũng không ít chuyện. Bệnh nhân, người nhà bệnh nhân đánh nhân viên y tế. Thầy giáo và thầy thuốc  từ xa xưa vốn là những người được dân ta kính trọng nhất. Không thầy đố mày làm nên. Lương y như từ mẫu.

Giờ đây, quan niệm đó hình như bị lung lay đáng kể. Nhiều giá trị xã hội, nhiều chuẩn mực đạo đức xã hội bị đảo ngược. Nếu như thầy đúng là thầy, bác sỹ đúng là bác sỹ thì có chuyện gì xảy ra không?

Thầy giáo và bác sĩ giờ đây có vẻ không còn nguyên vẹn như xưa. Trò lại càng quá trớn vượt qua làn ranh giữa trò và thầy. Và đặc biệt là người dân, rất dễ bất bình, rất dễ manh động đánh đấm khi không hài lòng.

Đến tướng công an và cả chuyện phong giáo sư?

Rồi chuyện mấy tướng công an bị bắt để điều tra. Cơ quan công quyền sinh ra để chống nạn cờ bạc, lại đích thân đứng ra tổ chức đánh bạc. Mà là cả một hệ thống bộ máy cơ chứ.

Khoan nói đến vi phạm pháp luật nghiêm trọng, thì ở đây sự đảo lộn giá trị xã hội, chuẩn mực đạo đức càng mãnh liệt hơn.

Về cơ bản, trong con mắt người dân, lực lượng công an phải là mẫu mực. Mẫu mực để bảo vệ pháp luật, bảo vệ dân.

Đôi khi, cũng có khuyết điểm, cũng có tỳ vết, nhưng vẫn có thể tha thứ, chấp nhận. Nhưng đến mức như vậy thì quả là quá nghiêm trọng. Câu hỏi vẫn cứ là sao lại thế nhỉ?

Rồi chuyện phong giáo sư nữa chứ. Cả một hội đồng quốc gia làm cái việc này bao năm qua, qua bao tầng nấc xét duyệt, riêng năm nay lại bị khơi ra chính thức. Mà khơi ra mới thấy nhiều cái sai, cái lố. Khoan bàn đến trách nhiệm các cơ quan nhà nước có liên quan, mà hãy xem những người vào cuộc phong hàm. Rất nhiều người xứng đáng. Có một số ít cũng rất xứng đáng nhưng không biết sao vẫn bị loại. Và có những người tìm mọi cách để lọt, cho dù không đáp ứng tiêu chuẩn.

Trộm nghĩ, mình không xứng giáo sư, tiến sĩ, nhưng bằng mọi cách đạt được, để rồi đi đâu cũng trưng ra thì cái liêm sỉ tối thiểu phải có đã biến sạch trơn. Cũng chả cần đạo đức cao xa gì, miễn đạt giáo sư là ok hết.

Đạo đức con người đang có vấn đề

Rồi chuyện... Vẫn biết, con người ta không phải là “thánh”, không thể không nhiễm bụi trần, nhưng cái bụi trần nhiễm đến mức như vậy thì quả là đáng lo ngại. Đạo đức con người đang có vấn đề, đang xuống cấp nghiêm trọng.

Đạo đức không phải cứ áp đặt bằng được là ra, không phải cứ qua các câu khẩu hiệu hoành tráng là đi vào lòng người. Đạo đức phải được chăm chút xây dựng trong từng gia đình, rồi từ gia đình đến trường học, rồi đến xã hội.

Quá trình này vừa tự nhiên thẩm thấu vào mỗi con người, vừa không hẳn tự nhiên theo nghĩa mọi người phải tuân thủ những cái chung của xã hội, những cái được xã hội coi là chuẩn, là đúng mực. Đạo đức xã hội là thước đo giá trị con người, không ngoại lệ,  cho người bình thường nhất cho đến những người có trọng trách cao nhất trong xã hội.


Với những gì đang diễn ra trong xã hội ta, nghĩ cũng tốt, cứ để nó bung ra mọi khuyết tật, mọi cái gọi là tiêu cực liên qua tới phạm trù đạo đức để xem ta đang ở đâu may ra còn có cách giải quyết phù hợp. Cái này mà không nhận ra thì coi như bó tay chấm com.
-------------------------------------
Nguồn: vietnamNet

Thứ Bảy, 21 tháng 4, 2018

TÀI SẢN QUỐC GIA VÀO THAY "ĐẠI GIA" SAO DỄ QUÁ !!!

Tác giả: theo Trần Hồng Phong (Bình Luận Án)
.
Chiến dịch đánh quan tham, quan “làm trái” của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có vẻ đang ở giai đoạn cao trào, khi các đối tượng bị “tóm” có chức vụ ngày càng to hơn, quy mô hậu quả ngày càng lớn hơn, ở những thành phố lớn – cũng chính là những nơi quan chức có cát cứ “vững mạnh” nhất. Người ta thấy tài sản quốc gia, đất đai rơi vào tay các “đại gia” sao mà dễ dàng quá.

Chỉ trong vài ngày qua, liên tiếp thông tin về những sai phạm của lãnh đạo ở cấp cao nhất, hay từng ở cấp cao nhất, tại hai thành phố lớn trực thuộc trung ương là Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh bị chính thức đưa lên mặt báo.  Tại Đà Nẵng, hai nguyên Chủ tịch UBND TP, một tướng tình báo bị bắt, khởi tố. Có thể nói là khá “chấn động”!

Ở Việt Nam suốt nhiều chục năm qua, nói đến “quan” là người dân hình dung ngay đến tham nhũng, độc ác, sa đoạ, biến chất. Nên những chuyện quan làm trái như ở Đà Nẵng hay TP. Hồ Chí Minh hoàn toàn không phải là điều gì lạ lẫm. Gây bất ngờ, chấn động có chăng là vì vụ việc được phanh phui, đưa lên mặt báo một cách “chính thức”, “danh chính ngôn thuận” đàng hoàng! Mà cũng nhờ “chính thức hoá” như vậy, nên người dân được quyền bàn luận, bày tỏ ý kiến về vụ việc một cách an toàn, mà không lo có thể bị chụp cho những cái mũ như: phản động, nói xấu chế độ, ăn cơm thừa đế quốc Mỹ, … đại loại vậy.

Dù sao, tuy chỉ là công khai và xử lý, chứ không chắc gì sẽ thu về đủ số tiền của bị thất thoát, hay tiền tham nhũng – thì cũng là điều đáng mừng cho đất nước.

Hai vụ việc gây chấn động trên đều liên quan đến chuyện tài sản công lọt vào tay các “đại gia”.

“Đại gia” mà tôi nói ở đây, là những người nhiều, rất nhiều tiền, có quan hệ “mạnh” – chứ không nói là họ thực sự giỏi giang trí truệ, hay đồng tiền đưa họ thành “đại gia” là sạch sẽ. Điều ấy khó kiểm chứng lắm. Tuy nhiên có thể nói một cách khái quát, là các “đại gia” ở Việt Nam hầu hết đều liên quan đến bất động sản, đất đai – vốn là tài sản “thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý” (quy định trong Luật đất đai), chứ không phải là do họ có nguồn thu từ những sản phẩm, dịch vụ tốt, thương hiệu nổi tiếng. Chẳng hạn như Iphone, Microsoff Office, Facebook, … của Mỹ, hay xe hơi Toyota của Nhật, hay điện thoại Samsung của Hàn Quốc chẳng hạn.

Cả hai vụ ở Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh, đều là về đất đai. Đại khái là những khu đất vàng, có gía trị siêu lớn – nếu nhà nước đem bán đấu giá, công khai, thì sẽ mang về cho ngân sách những khoản tiền khổng lồ hàng ngàn tỷ đồng. Nhưng vì lý do “tế nhị” nào đó, mà những khu đất như vậy lại được giao/bán một cách nhanh chóng bất thường, trong âm thầm lặng lẽ, thủ tục siêu nhanh … vào tay các đại gia. Giá thì thấp hơn giá trị thật hàng trăm, thậm chí hàng ngàn tỷ đồng.

Ví dụ như dưới đây là thông tin về vụ bán đất khu dân cư Phước Kiển cho “đại gia” Quốc Cường Gia Lai, đăng trên báo Tuổi Trẻ ngày 18/4/2018.

“Văn phòng Thành ủy TP.HCM vừa có thông báo về sự việc đang được dư luận quan tâm liên quan đến việc Công ty TNHH một thành viên đầu tư và xây dựng Tân Thuận đã bán khu đất “khủng” tại xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè cho Công ty Quốc Cường Gia Lai với giá rẻ bèo so với giá thị trường.

Theo thông báo này, ngày 5-6-2017, Công ty TNHH một thành viên đầu tư và xây dựng Tân Thuận (100% vốn thuộc Văn phòng Thành ủy TP.HCM) đã ký chuyển nhượng phần diện tích đất đã được đền bù tại khu dân cư Phước Kiển ở xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP.HCM cho Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai. Diện tích đất được bán là hơn 30ha với giá 1,29 triệu đồng/m2.

Văn phòng Thành ủy TP.HCM cho rằng việc ký chuyển nhượng này đã không được báo cáo cho tập thể Thường trực Thành ủy và tập thể Ban thường vụ Thành ủy theo Quy chế quản lý tài sản của Thành ủy.

Đến ngày 27-12-2017, khi có thông tin về sự việc, Thường trực Thành ủy đã có chỉ đạo dừng việc chuyển nhượng, yêu cầu phải đàm phán lại và báo cáo Thường trực Thành ủy.

Ngày 14-4-2018, Thành ủy TP.HCM họp nghe báo cáo kết quả trên và đến ngày 18-4-2018, Ban thường vụ Thành ủy họp nghe Văn phòng Thành ủy báo cáo việc chuyển nhượng phần đất này.

Qua thảo luận, Ban thường vụ Thành ủy nhận thấy việc ký hợp đồng này không đúng theo Quyết định số 1087-QD9/TU ngày 31-3-2009 của Ban thường vụ Thành ủy về ban hành Quy chế quản lý, sử dụng tài sản là nhà, quyền sử dụng đất tại các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc sở hữu của Đảng bộ thành phố. Ban thường vụ Thành ủy đã yêu cầu Công ty TNHH một thành viên đầu tư và xây dựng Tân Thuận đàm phán với đối tác hủy hợp đồng – không đồng ý việc bán chỉ định”.

Qua ví dụ trên, có thể thấy rất rõ việc quyết định “giao” tài sản công vào tay “đại gia” thường chỉ nằm trong bàn tay “sinh sát” một vài vị lãnh đạo cấp to nhất ở địa phương. Nếu vụ việc không bị phát hiện, đưa lên báo chí thì xem như … chẳng ai biết! Nhưng khi bị phanh phui, thì mới lòi ra rất nhiều những bất thường, trái quy định, hậu quả gây thiệt hại rất lớn cho  nhà nước (suy cho cùng cũng chính là gây thiệt hại cho người dân).

Câu hỏi đặt ra là: nguyên nhân, động cơ nào mà các vị ấy cố tình làm trái như vậy? Để làm sáng tỏ việc này hoàn toàn không dễ, rất khó có bằng chứng. Nên thông thường chỉ có thể quy kết trách nhiệm, truy tố về hành vi “cố ý làm trái”, “thiếu trách nhiệm” thôi. Tức là cũng chỉ mới xử lý phần nổi của tảng băng. Chưa đi đến tận cùng bản chất.

Tuy nhiên, chỉ qua phần nổi đó, ai ai cũng dễ dàng hiểu được, và không thấy ngạc nhiên, khi hầu hết các quan to ở Việt Nam đa phần đều rất giàu. Tài sản rất lớn, con cái gửi đi học nước ngoài … – trong khi về mặt nguyên tắc, họ chỉ hưởng lương công chức. Thì không thể nào có được những tài sản đó, nếu không “làm trái”, không “thiếu trách nhiệm”.

Thế mới thấy tài sản quốc gia vào tay đại gia dễ lắm là vậy. Và tỷ lệ thuận với sự giàu có của quan to.

Nếu cứ đà này, mà không bị ngăn chặn, thì chẳng bao lâu nữa, tài sản quốc gia sẽ cạn kiệt, đất nước sẽ càng rơi vào cảnh khó khăn hơn, không còn nguồn lực để đầu tư, phát triển. Đó là chưa nói đến tình huống nguy hiểm hơn, là đất đai rơi vào tay những kẻ xấu, có liên quan đến nước ngoài. Mà nước ngoài đó lại đang có ý định hăm he thôn tính, xâm lược Việt Nam.
———–

TRỞ LẠI VẦN ĐỀ CỦA ĐÀ NẴNG và CỦA BỘ CÔNG AN

Tác giả: theo FB nhà báo Hoàng Hải Vân
.
Tôi nhắc lại chuyện ông Nguyễn Bá Thanh không phải là ủng hộ việc “đào mồ” người chết ra mà xử tội. Tôi chỉ muốn nói, nếu như không làm rõ vai trò của ông Nguyễn Bá Thanh thì không thể thấy hết nguyên nhân sâu xa của vấn đề Đà Nẵng và khó có thể khôi phục lại sự hoạt động bình thường của Đảng bộ và Chính quyền Đà Nẵng sau khi triệt phá các tập đoàn tội phạm.
Và điều này nữa, một đường dây mafia được che dưới bóng của những kẻ thoái hóa biến chất trong cơ quan bảo vệ an ninh quốc gia như Tổng cục Tình báo Bộ Công an là vô cùng khó phá, bởi vì ngay cả các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước cũng có thể bị những kẻ thoái hóa biến chất trong cơ quan này vu oan giá họa mà không có chỗ để thanh minh. Vì vậy, phá được đường dây này sẽ là khâu đột phá vào các tập đoàn mafia đang lũng đoạn đất nước, nó cho thấy nước Việt Nam ta hiện nay vẫn còn có quốc pháp (Hoàng Hải Vân)
————–
Sau khi 2 ông cựu Chủ tịch TP. Đà Nẵng và ông trung tướng cựu Phó Tổng cục trưởng tổng cục tình báo Bộ Công an bị khởi tố, người ta mới thấy một cách rõ ràng những người lãnh đạo cao nhất của Đảng và chính quyền TP. Đà Nẵng bị tập đoàn mafia Vũ nhôm thao túng trong thời gian dài lâu như thế nào.
Ai từng làm việc trong bộ máy Đảng và Chính quyền TP. Đà Nẵng thời ông Nguyễn Bá Thanh đều biết rõ, Nguyễn Bá Thanh thực chất là một “ông vua” của thành phố này. Nguyễn Bá Thanh quyết tức là nghị quyết, Nguyễn Bá Thanh chỉ đạo tức là pháp luật. Thành ủy, Ủy ban nhân dân chỉ là nơi hợp thức hóa, hợp pháp hóa ý đồ riêng của Nguyễn Bá Thanh. Nguyên tắc tập trung dân chủ chẳng là cái đinh gì đối với Nguyễn Bá Thanh.
Đường dây mafia Vũ nhôm sau khi thao túng Đà Nẵng, đã từng bước vươn cái vòi bạch tuột ra các địa phương khác mà chuyện xảy ra ở Ngân hàng Đông Á chỉ là một ví dụ. Vũ nhôm vừa là công cụ của Nguyễn Bá Thanh vừa biến Nguyễn Bá Thanh thành công cụ của mình, nhưng anh ta đương nhiên không phụ thuộc vào mỗi ông Nguyễn Bá Thanh cùng đồng sự của ông Thanh.
Nhưng ông Nguyễn Bá Thanh cũng cao tay không kém. Ông còn có những đường dây khác nữa. Nếu điều tra triệt để tình trạng vi phạm đất đai ở TP. Đà Nẵng thì chắc chắn sẽ lần ra tiếp các đường dây này.
Tại thời điểm này mà ông Nguyễn Bá Thanh còn sống, thì quan chức đầu tiên ở Đà Nẵng phải bị khởi tố chính là ông Nguyễn Bá Thanh. Các ông Trần Văn Minh, Văn Hữu Chiến và các ông khác đương nhiên cũng bị khởi tố. Họ vừa có vai trò là công cụ của Nguyễn Bá Thanh vừa có mưu đồ riêng.
Tôi nhắc lại chuyện ông Nguyễn Bá Thanh không phải là ủng hộ việc “đào mồ” người chết ra mà xử tội. Tôi chỉ muốn nói, nếu như không làm rõ vai trò của ông Nguyễn Bá Thanh thì không thể thấy hết nguyên nhân sâu xa của vấn đề Đà Nẵng và khó có thể khôi phục lại sự hoạt động bình thường của Đảng bộ và Chính quyền Đà Nẵng sau khi triệt phá các tập đoàn tội phạm.
Và điều này nữa, một đường dây mafia được che dưới bóng của những kẻ thoái hóa biến chất trong cơ quan bảo vệ an ninh quốc gia như Tổng cục Tình báo Bộ Công an là vô cùng khó phá, bởi vì ngay cả các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước cũng có thể bị những kẻ thoái hóa biến chất trong cơ quan này vu oan giá họa mà không có chỗ để thanh minh. Vì vậy, phá được đường dây này sẽ là khâu đột phá vào các tập đoàn mafia đang lũng đoạn đất nước, nó cho thấy nước Việt Nam ta hiện nay vẫn còn có quốc pháp.
Vì vẫn còn có quốc pháp, nên vấn đề của Đà Nẵng và vấn đề của Bộ Công an nhất định phải tuân thủ các nguyên tắc pháp quyền. Ai có dấu hiệu phạm pháp phải sớm điều tra làm rõ, phạm tội tới đâu xử lý nghiêm minh tới đó với các bằng chứng có sức thuyết phục. Tuyệt đối tránh tình trạng giậu đổ bìm leo gây oan sai cho người vô tội, không chỉ trong việc thực thi luật pháp mà còn phải ngăn ngừa cả sự nghi kỵ lẫn nhau giữa các đồng nghiệp.
Sở dĩ tôi đề cập đến chuyện này vì sau khi khởi tố 2 vị cựu Chủ tịch, các cơ quan công quyền của TP. Đà Nẵng đang rơi vào trạng thái rất bất an. Đa số cán bộ, công chức Đà Nẵng đều là những người lương thiện, họ cần được hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất để thi hành công vụ. Song song với việc tiếp tục điều tra xử lý những người phạm pháp, Đà Nẵng cần được Trung ương hỗ trợ để ổn định bộ máy hoạt động, nếu không thì chính người dân lại phải chịu tổn thất do tình trạng bất an gây ra.
Ở Bộ Công an thì tôi không biết có ai cảm thấy bất an hay không, nhưng đối với các cán bộ, chiến sĩ của các cơ quan của Bộ Công an nơi có các ông tướng bị bắt cũng như vậy, sai phạm của những người từng chỉ huy họ không liên quan gì đến họ, họ cũng phải được hỗ trợ để được bình an thi hành công vụ.

VŨ NHÔM và THẦM TƯỢNG NGUYỄN BÁ THÀNH

Tác giả: theo FB nhà báo Hoàng Hải Vân

Từ thông báo những sai phạm của Bí thư Thành ủy đương nhiệm, người ta có thể lần ra một nhân vật liên quan đến cái xe cho tặng Thành ủy Đà Nẵng và 2 căn nhà mà gia đình Bí thư Thành ủy sử dụng. Nhân vật đó là ông Phan Văn Anh Vũ, tục gọi là Vũ nhôm.
…Nay thì câu chuyện về xe cộ và nhà cửa hé lộ một mối quan hệ giữa ông Vũ nhôm với Bí thư Thành ủy đương nhiệm và cơ quan Thành ủy Đà Nẵng. Đây cũng là một đầu mối phăng ra một nhóm lợi ích lũng đoạn cơ quan Thành ủy từ rất lâu trước khi ông Nguyễn Xuân Anh làm bí thư. Mọi thứ chắc chắn sẽ được sáng tỏ sau khi kết thúc điều tra các dự án liên quan đến ông Vũ nhôm và thanh tra toàn diện các dự án trên bán đảo Sơn Trà (Hoàng Hải Vân)
———————
Diễn biến mới nhất tại Đà Nẵng đúng như chúng tôi kỳ vọng nhưng nằm ngoài dự đoán của nhiều người : Sau khi Ủy ban Kiểm tra TƯ Đảng thông báo kết luận về những sai phạm của Bí thư và Chủ tịch thành phố, cùng một lúc Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình chỉ đạo thanh tra toàn diện các dự án trên bán đảo Sơn Trà và Bộ Công an vào cuộc điều tra 9 dự án và việc mua bán chuyển nhượng tài sản công tại 31 địa chỉ ở Đà Nẵng.

Việc triển khai “song kiếm hợp bích” để tấn công vào thành trì “lợi ích nhóm” gần như bất khả xâm phạm trong hàng chục năm ở Đà Nẵng, chứng tỏ “cái lò” mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đang đốt lên không phải để cho vui. Nó cũng chứng tỏ Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình không phải là những nhà lãnh đạo bị các nhóm lợi ích nơi này che mắt hay chi phối. Những người khác trong Chính phủ tôi không biết, chỉ biết là Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam e ngại các nhóm lợi ích này đến mức khi đích thân đi thị sát bán đảo Sơn Trà ông vẫn không dám nhìn vào những sai phạm. Mà chẳng trách gì ông Vũ Đức Đam, trong suốt hai mươi năm qua hầu hết các bộ, ngành liên quan ở Trung ương không thể không biết những sai phạm về đất đai ở Đà Nẵng nhưng đều làm ngơ không đả động đến.

Từ thông báo những sai phạm của Bí thư Thành ủy đương nhiệm, người ta có thể lần ra một nhân vật liên quan đến cái xe cho tặng Thành ủy Đà Nẵng và 2 căn nhà mà gia đình Bí thư Thành ủy sử dụng. Nhân vật đó là ông Phan Văn Anh Vũ, tục gọi là Vũ nhôm.

Có người nói với tôi tất cả 9 dự án và 31 địa chỉ công sản mà cơ quan an ninh điều tra đang kiểm tra đều liên quan đến Vũ nhôm. Tôi chưa có thời gian xác minh, tôi chỉ biết chắc một số trong các dự án trong đó là của ông này, trong đó có một công trình rất lớn là dự án Khu đô thị quốc tế Đa Phước (cấp phép năm 2008, giai đoạn 1 : 181 ha). Một dự án ngang nhiên lấp biển trong Vịnh Đà Nẵng và có nhiều sai phạm nhưng không thấy các báo “lớn” đề cập, chỉ có tờ báo “nhỏ” như tạp chí Giao thông là quyết liệt, cùng với một số báo “vừa vừa” khác như Dân Việt, Người Lao động…

Không hiểu vì lý do gì mà toàn bộ hoạt động của ông Vũ đều dành cho các phương tiện truyền thông “lề trái”, đưa tin thật giả lẫn lộn, rất khó xác minh. Ông này gần như được “miễn nhiễm” với thông tin “lề phải”. Người ta đồn rằng Vũ nhôm có tài hô mưa gọi gió, biết trước ai bị kỷ luật ai được lên chức và ai có thể bị bắt, có lẽ vì vậy mà ít có ai dám dây vào. Người ta cũng đồn rằng một trong những công ty của Vũ nhôm là doanh nghiệp “bình phong” của ngành công an, rằng ông này được phong quân hàm sĩ quan công an cấp tá, có lẽ vì vậy mà giới truyền thông chính thống càng phải tránh xa để phòng thân.

Những lời đồn đó thực hư như thế nào tôi không biết, nếu có thì cũng không biết ông này mang hàm thiếu tá, trung tá hay thượng tá. Tôi chỉ nghe một vị trong Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng tiền nhiệm nói rằng một vị lãnh đạo trong Thành ủy thời đó đã nhìn thấy một cái thẻ thiếu tá công an mang tên ông Vũ. Nhưng ngay cả cái thẻ đó là thật hay là giả tôi cũng không dám nói bừa, chỉ có cơ quan điều tra mới có căn cứ để trả lời, nếu như cơ quan này điều tra đến ông Vũ nhôm.

Nay thì câu chuyện về xe cộ và nhà cửa hé lộ một mối quan hệ giữa ông Vũ nhôm với Bí thư Thành ủy đương nhiệm và cơ quan Thành ủy Đà Nẵng. Đây cũng là một đầu mối phăng ra một nhóm lợi ích lũng đoạn cơ quan Thành ủy từ rất lâu trước khi ông Nguyễn Xuân Anh làm bí thư. Mọi thứ chắc chắn sẽ được sáng tỏ sau khi kết thúc điều tra các dự án liên quan đến ông Vũ nhôm và thanh tra toàn diện các dự án trên bán đảo Sơn Trà.

Stt này chỉ muốn đề cập đến 3 vấn đề thời sự :

1- Hầu hết, nếu không muốn nói là toàn bộ các dự án được cấp phép phá nát Sơn Trà và toàn bộ 9 dự án và 31 công sản liên quan gần xa với ông Vũ nhôm đang được điều tra đều diễn ra trong thời ông Nguyễn Bá Thanh làm Chủ tịch và Bí thư Đà Nẵng. Từ những dự án này có thể phăng ra các nhóm lợi ích. Ông Nguyễn Bá Thanh đã qua đời, nhưng các đồng sự trực tiếp tham gia vào việc cấp phép các dự án và việc mua bán tài sản công dưới sự chỉ đạo của ông Nguyễn Bá Thanh đương nhiên phải chịu trách nhiệm.

2- Ông Nguyễn Bá Thanh từng là một “thần tượng” trên truyền thông được nhiều người ngưỡng mộ. Tôi không nghĩ là một bộ phận dân chúng đã sai khi ngưỡng mộ ông. Dân chúng và những người ngoài cuộc đã nhìn thấy sự thay da đổi thịt ấn tượng của thành phố Đà Nẵng, ấn tượng này gắn liền với tên tuổi Nguyễn Bá Thanh. Nhiều người dân đã không thể thấy được bản chất bộ mặt khang trang của thành phố Đà Nẵng. Sự khang trang đó chủ yếu là kết quả của thành tựu kinh tế chung của thành phố, đó là điều không thể phủ nhận. Chủ trương “đổi đất lấy hạ tầng” không có gì sai, chính chủ trương này đã thúc đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa cơ sở hạ tầng của thành phố, nhưng cũng chính các nhóm lợi ích đã lũng đoạn việc thực hiện chủ trương này để thu lợi nhuận khủng, gây thiệt hại cho tài sản của nhà nước và nhân dân. Bên cạnh đó, các thủ thuật lách luật, thậm chí bất chấp luật pháp để đưa đất đai, công sản vào một vòng quay tù mù, một phần phục vụ cho lợi ích chung, một phần phục vụ cho các nhóm lợi ích, phần nào nhiều hơn phần nào thì những kết luận thanh tra điều tra sẽ làm sáng tỏ. Kinh tế Đà Nẵng có tăng trưởng trong thời kỳ ông Nguyễn Bá Thanh không, tôi nghĩ là có, nhưng nguồn lực của thành phố, và cả một số nguồn lực của đất nước nữa, đã bị dịch chuyển về phía các nhóm lợi ích. Nhiều người bảo, ông Nguyễn Bá Thanh ‘ăn được làm được”, nói như vậy là lăng mạ nhà nước pháp quyền.

3- Hiện nay cơ quan an ninh đang tiến hành điều tra các dự án, tới đây Thanh tra Chính phủ cùng các bộ, ngành liên quan sẽ tổng kiểm tra toàn diện các dự án Sơn Trà. Tôi nghĩ các nhóm lợi ích buộc phải co vòi, khó mà khống chế, chi phối được những người làm công vụ trong bối cảnh hiện nay. Chỉ xin cảnh báo một điều : nếu để cho những đầu mối bị diệt khẩu hay chạy thoát như trường hợp ông Trịnh Xuân Thanh, thì vấn đề của Đà Nẵng khó mà xử lý đến nơi đến chốn được.

___________

MẶT TRÁI CỦA LÀNG BÁO VIỆT HIỆN NAY

Tác giả: theo FB Mạnh Kim
KD: Nhân vụ việc bê bối của nhà báo Đặng Anh Tuấn (Anh Thoa) thuộc báo Tuổi trẻ, trên FB, rất nhiều bài báo, nhà báo lên tiếng xung quanh vấn đề này.
Nói thẳng, hiện tượng quấy rối tình dục ở bất cứ ngành nào, cơ quan nào, và báo chí không hề ngoại lệ. Vấn đề là “nạn nhân” ứng xử lại vụ việc ghê tởm đó với “các con đực” ra sao? Vì sao vụ việc đó xảy ra với người này mà khó xảy ra với người khác? Nói thẳng nhé, thời trẻ, mình đã tát bốp mặt một thằng sếp trẻ, và mắng thẳng vào mặt hai thằng sếp tuổi đáng cha chú. Và sau đó, cứ thấy mặt mình là những “con đực” đó im lặng, lảng mất.
Nghề báo, thân gái dặm trường, và công việc trực đêm hôm rất vất vả. Tất cả, vẫn phụ thuộc vào tư cách cụ thể của cá nhân các nhà báo nữ. Trừ khi, hoặc họ quá yếu đuối, kém cỏi trong cách ứng xử, hoặc họ cũng a dua với động cơ riêng, sợ thiệt trong hành trình tiến thân, đi tới “công danh”  😀  😀  😀
Thực tiễn đó, cho mình một nhận thức, phải lao động chăm chỉ, làm việc miệt mài và thật giỏi, sống cho có nhân cách, để có thể ngẩng cao đầu mà đi, dù mình biết, mình đã rất thiệt thòi, vất vả, chịu đựng không ít tàn nhẫn và bất công. Còn con đường “công danh” với phụ nữ ư? Mình thấy nó mất nhiều hơn được! Trong khi, mình vốn là kẻ trọng danh dự và trọng giá trị bản thân mình!
—————-
Ảnh: internet
Sựkiện một ông sếp báo Tuổi Trẻ liên can vụ quấy rối một phóng viên tập sự, thật ra, với những người lăn lộn lâu năm trong làng báo, thì chuyện này không cá biệt. Đằng sau những trang báo (nói chung, không phải riêng Tuổi Trẻ) – viết về những tiêu cực xã hội, lên tiếng gay gắt những vụ án hiếp dâm, khai thác từng centimet chuyện tình tay ba, tay tư của những người nổi tiếng – là những câu chuyện gần như tương tự xảy ra ngay bên trong làng báo.
Trong buổi café sáng hay bàn bia buổi chiều, một trong những “món nhắm khoái khẩu” mà một số nhà báo thích “nhậu” là những vụ xì căng đan tình ái xảy ra giữa đồng nghiệp trong “nhà” mình hay “nhà hàng xóm”. Nói cách khác, làng báo là một xã hội thu nhỏ. Chuyện gì “ngoài đời” có thì làng báo có, từ hối lộ, lăng nhăng, hù dọa, phe nhóm, đâm thọc, đến đố kỵ… Dĩ nhiên, cũng như trong xã hội, làng báo không phải chỉ có người xấu.
Thật mỉa mai khi báo chí giật những hàng tít khổng lồ trên trang nhất “Tham nhũng là quốc nạn!” nhưng tham nhũng trong làng báo là một trong những đề tài “nhạy cảm” đặc biệt mà gần như không bao giờ độc giả có thể biết được. Có nhiều kiểu tham nhũng trong làng báo: tham nhũng phe nhóm, tham nhũng quyền lực, tham nhũng quyền lợi, “tham nhũng tình cảm”… (khái niệm “tham nhũng” đang được nói đến xin hiểu như định nghĩa của “corrupt” – hàm ý đến thoái hóa, suy đồi, hư hỏng…). Có vô số biến thái tham nhũng trong làng báo.
Một phóng viên văn hóa-văn nghệ, có thể chỉ bởi “quan hệ tốt” với đạo diễn A, sẽ sẵn sàng viết bài “điểm phim” chỉ trích dữ dội một tác phẩm được dựng bởi đạo diễn B (mà B vốn là đối thủ của A). Trong thực tế, có một tòa soạn đã phải ra lệnh sa thải sau khi phát hiện một anh nhà báo “làm việc” kiểu như vậy. Gần tương tự nhưng mức độ nhẹ hơn và phổ biến hơn: nhận phong bì để quảng bá sản phẩm tiêu dùng hoặc sản phẩm văn hóa. Các bạn có thể đã đọc những bài báo khen ngợi hết lời bộ phim “Kong”. Điều đó không phải tự nhiên.
Một số đồng nghiệp của tôi đã tự hỏi lẫn hỏi lẫn nhau, rằng làm sao báo chí có thể làm tốt cuộc chiến chống tham nhũng, không phải bởi rào cản chính trị, mà là vì bản thân báo chí cũng đang tham nhũng và “góp phần” đáng kể vào “nền văn hóa tham nhũng” đang tàn phá đất nước này. Có những nhà báo đã “chạy”, nhờ quan hệ, để có được miếng đất tốt hoặc căn chung cư cao cấp mua với giá rẻ mạt. Những đường dây “chạy” như thế đã và vẫn tồn tại. Không chỉ vậy. Còn có những đường dây “chạy” để được lên chức lên quyền. Thật mỉa mai khi báo chí viết những phóng sự về hiện tượng “chạy” trong xã hội nhưng “chạy” đang xảy ra, rất nóng hổi, ngay trong làng báo. Có rất nhiều “nhà báo” mà gần như cả đời không viết nổi một bài ra hồn nhưng vẫn nghiễm nhiên ngồi ghế rất cao. Không ít người trong số đó được bổ nhiệm bởi hệ thống chính trị. Dù vậy, có không ít “nhà báo lớn” đã “lớn lên” không phải nhờ kỹ năng làm báo mà nhờ thành thục việc “chạy”.
Báo chí đang trong giai đoạn bi thảm. Từ lâu, báo chí đã không còn hừng hực không khí máu lửa như thời thập niên 1990. Sự cạnh tranh của báo mạng và mạng xã hội, cùng với sự kiểm soát ngày càng gay gắt của bộ máy kiểm duyệt, là vài nguyên nhân khiến báo chí eo sèo. Dù thế nào, nguyên nhân nữa không thể bỏ qua là báo chí không còn nhiều nhà báo biết tôn trọng ngòi bút và biết tôn trọng sứ mạng mà xã hội mặc định đang giao cho họ. Họ nhếch nhác, lôi thôi, làm quấy quá cho xong, và họ “đi làm báo” chỉ nhằm sử dụng quan hệ để kiếm sống bên ngoài phạm vi báo chí. Không chỉ vậy, họ cũng viết bài tâng bốc quan chức để xây dựng những mối quan hệ có lợi cho cá nhân. Họ có thật sự tin vào “năng lực lãnh đạo” của các quan chức ấy không? Có thể có, nhưng phần đúng hơn, chắc hẳn là không. Điều họ quan tâm không phải là năng lực điều hành, mà là “năng lực chính trị”, của quan chức ấy.
Mọi thứ đang nhếch nhác và suy sụp. Báo chí không nằm ngoài ảnh hưởng của dòng xoáy suy đồi toàn diện này. Báo chí (nhà nước) đang bị xã hội nhìn bằng nhiều con mắt tiêu cực. Báo chí hèn: không dám lên tiếng cho những người đấu tranh dân chủ; không dám chống Trung Quốc nếu chưa được bật đèn xanh; không dám đề cập những vấn đề gay gắt và đi đến cùng sự việc vì “ban tuyên giáo” ra lệnh như thế… Báo chí rẻ tiền: khai thác dữ dội chuyện đời tư người nổi tiếng. Báo chí “bưng bô”: vuốt ve quan chức, từ chuyện quan chức “nói tiếng Anh” đến quan chức “lắng nghe tâm tư nguyện vọng quần chúng” (đó là chưa kể “văn hóa báo chí” “nịnh nước Nga”). Nói cách khác, có hai thể hiện phổ biến của báo chí ngày nay: báo chí im miệng và báo chí vỗ tay. Khi im miệng, họ dán kín miệng tuyệt đối. Khi vỗ tay, họ nhảy nhót như những kẻ “nhập cốt” lên đồng.
Rốt cuộc, báo chí đang “đấu tranh” – như sứ mạng lớn nhất khi nói đến vai trò báo chí trong xã hội – cho cái gì đây? Khi bên trong báo chí ngổn ngang những vấn đề tiêu cực thì báo chí đại diện cho ai đây để “phản biện” và “đấu tranh chống tiêu cực đến cùng”? Vấn đề của báo chí ngày nay, như trong nhiều lĩnh vực khác, không phải là những câu chuyện rò rỉ liên quan đời tư cá nhân. Nó là vấn đề của một hệ thống.
-------------------------------
Sưu tầm trên mạng XH